Trong mỗi gia đình, khu vực bếp nấu có lẽ là nơi được sử dụng nhiều nhất mỗi ngày. Bếp là nơi để chế bến và nấu nướng các món ăn nóng hổi cho cả nhà sau cả ngày tất bật công việc bên ngoài. Bếp và bàn ăn là nơi các thành viên trong gia đình xum họp cùng nhau bên mâm cơm, trao đổi và vun đắp tình cảm, giữ gìn truyền thống gia đình. Vì vậy, theo quan điểm phong thủy thì bếp là một trong những nơi có thể được xem là quan trọng nhất trong căn nhà của bạn, bếp có thể ảnh hưởng đến sự yên vui, thịnh vượng và tài lộc trong gia đình. Xây dựng Legiacons xin giới thiệu cùng các bạn 4 lưu ý trong việc thiết kế, bố trí bếp để gia đình luôn ấm êm, tiền vào như nước.
1. Hướng bếp
Theo thuyết may mắn phong thủy, “khí” được hình thành do sự vận động của con người. Nhờ đó, hướng bếp được tính toán chính xác nhất là hướng nhận được những chuyển động, thao tác của người nấu....
- Bếp than, bếp lò: hướng bếp chính là hướng của miệng bếp chính - nơi chúng ta thêm củi, than vào để đun nấu, theo hướng lưng người nấu.
- Bếp gas, bếp điện: hướng bếp là hướng ngược lại với người đứng, tức là hướng của núm vặn để bật hoặc tắt bếp.
- Bếp điện từ, hồng ngoại: hướng bếp ngược với hướng của người nấu, tức là hướng lưng của người nấu.
Bếp được xem là mang tính của Hoả. Cửa bếp cần đặt ở hướng hợp với hướng của chủ nhà, hướng lành để thu hút được vượng khí. Thông thường bếp được đặt ở hướng Đông hoặc Đông Nam là tốt nhất vì hai hướng này thuộc Mộc, “Mộc dưỡng Hoả” nên sẽ mang lại nhiều sức khoẻ, tài lộc cho gia chủ.
Chọn hướng lành cho bếp để thu hút được vượng khí
Bếp không nên đặt ở hướng sát, sẽ làm thận suy, mắt kém, bị bệnh huyết áp. Hướng sát có thể tham khảo như sau: Nếu nhà bạn ở hướng Đông thì sát ở cung Thân, nhà hướng Tây thì sát ở cung Tỵ, hướng Nam thì sát ở cung Hợi, hướng Bắc thì sát ở cung Thìn, hướng Đông-nam thì sát ở cung Dậu, Tây bắc thì sát ở cung ngọ…
Theo phong thủy, kỹ thuật tốt nhất để xác định cách tính hướng bếp là “Họa tung hướng cát”, tức là đặt bếp ở vị trí xấu nhưng hướng về hướng tốt. Nếu bạn muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn khi xây bếp, có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia phong thủy hoặc đơn vị thiết kế uy tín.
2. Vị trí bếp
Bếp không nên đặt đối diện với cửa nhà vệ sinh vì nó gây ra sự xung đột giữa nước và lửa, gây bất lợi về mặt phong thuỷ. Ngoài ra, khu vệ sinh thường ẩm ướt, rất dễ phát tán các mầm bệnh từ vi trùng hoặc bám mùi xú uế làm ảnh hưởng đến không khí trong bếp.
Bếp không nên đặt đối diện WC, phòng ngủ…
Bếp cũng cần tránh đặt ở gần hoặc đối diện phòng ngủ vì đó là nơi nấu nướng, sinh nhiều nhiệt và còn có nhiều dầu mỡ độc hại…sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức hoẻ và không gian nghỉ ngơi, thư giãn trong phòng ngủ.
Vì bếp là mạng hoả nên luôn cần tránh nước. Bạn tuyệt đối tránh đặt bếp dưới xà ngang, bồn nước, hoặc trên đường nước, giếng nước, bể phốt… nếu không muốn mất hoà khí trong gia đình và “tiền ra như nước sông Đà”. Bếp phải đặt ở vị trí kín gió, không chắn giữa đường đi để thuận tiện trong thao tác hàng ngày, và thuận phong thuỷ, giúp gia chủ luôn rủng rỉnh tài lộc, tiền vào như nước.
3. Màu sắc và ánh sáng của bếp
Về màu sắc, vì bếp thuộc mệnh hoả nên các màu gỗ, đỏ sậm, vàng thường được ưa chuộng ưu tiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm chất liệu khác như: đá, gạch, kính cường lực… để có thêm sự trung hoà của các yếu tố ngũ hành, cũng như thêm công dụng và nét hiện đại cho bếp.
Màu gỗ cho Bếp thường được ưa chuộng và kết hợp với các vật liệu khác
Vị trí bồn rửa chén cần đặt cách xa nếp nấu, bếp gas, bếp điện ít nhất 60cm và không được cao hơn bếp. Nếu thuận tiện, bạn nên lắp đặt thêm máy hút khói đặt ngay trên khu vực nấu để thoát nhiệt và mùi thức ăn khi nấu nướng.
4. Bố trí đồ đạc trong bếp
Không riêng khu vực bếp mà tất cả các phòng trong nhà đều cần được giữ gìn sự ngăn nắp. Thông thường, chúng ta thường để rất nhiều đồ đạc trên đầu tủ bếp hoặc dưới gầm bếp mà không biết rằng đó cũng là cách xua đuổi tài lộc ra khỏi nhà nhanh nhất. Hơn nữa, nếu bếp quá bừa bộn thì sẽ rất dễ để “ông Hoả” ghé thăm hoặc là nơi trú ngụ yêu thích của các loài gặm nhấm.
Không gian bếp dù nhỏ hay rộng cũng nên bố trí chỗ đứng nấu được thoải mái, có thêm bàn ăn, tủ bếp hoặc quầy bar để dùng cho các mục đích khác nhau trong không gian bếp.
Bếp cần được giữ gìn sự sạch sẽ và ngăn nắp thường xuyên
Nếu nhà bạn có diện tích quá nhỏ không có gian bếp riêng, hoặc là căn hộ chung cư, bạn có thể bố trí ngăn cách không gian bếp với không gian các phòng khác nhờ các vách ngăn nhẹ bằng kim loại, gỗ, thạch cao, meca, nhựa hoặc tủ đa năng…
Phong thuỷ nhà bếp là vô cùng quan trọng. Bên cạnh tuân thủ những điều nên và không nên làm bên trên, bạn cần giữ nhà bếp luôn sạch sẽ, không đọng nước, không vỡ đường ống nước và bừa bộn thức ăn thừa… Có như vậy, gia đình mới hoà thuận, êm ấm và tài lộc tràn đầy.
Với những chia sẻ bên trên, Xây dựng Legiacons hy vọng đã hữu dụng phần nào cho các bạn trong quá trình thiết kế, xây dựng cho gia đình mình một gian bếp đầy đủ, tiện dụng và hợp lý về mặt phong thuỷ, kiến trúc, công năng sử dụng. Nếu cần tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ xaydunglegiacons.com hoặc Hotline: 0901.434.498 để được phục vụ tốt nhất.